Hiện nay, Sale online đã không còn quá mới lạ với những ai làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, có một sự thật rằng nhiều người không phân biệt được Sales online và Marketing online. Vì sao lại có sự nhầm lẫn đó? Chúng tôi sẽ giải thích trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Sale online là gì?
Sales online là sự trao đổi giữa người mua và người bán diễn ra trên Internet. Sở dĩ hình thức này phổ biến và thu hút vì dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, sản phẩm đa dạng, tối ưu quá trình mua sắm và giao dịch.
Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, đây là thị trường khổng lồ để tiếp cận với các khách hàng nội địa cũng như nước ngoài. Đây đang là xu hướng kinh doanh mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến. Ưu điểm là không phải bỏ vốn quá lớn để mở cửa hàng kinh doanh thông thường. Số người sử dụng Internet đang tăng lên nhanh chóng. Vì vậy đây là “miếng mồi ngon” cho các doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số.
2. Marketing online là gì?
Marketing online là hình thức ứng dụng các công cụ mạng xã hội, tối ưu công cụ tìm kiếm,…vào việc nghiên cứu thị trường. Hình thức này nhằm mục đích quảng bá thông điệp về thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Khách hàng nhờ đó mà tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Marketing online đang là xu hướng tất yếu hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí mà mang lại hiệu quả. Nhóm khách hàng mục tiêu cũng chính xác hơn và dễ dàng kiểm soát.
3. Phân biệt Sale online và Marketing online
Mặc dù có độ phổ biến rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn về chức năng, cách thức vận hành và sử dụng nhân sự hiệu quả. Sales online và marketing online là hai bộ phận gắn kết, có tác động qua lại lẫn nhau. Đồng thời hai quá trình này cũng diễn ra song song. Vậy nên cần có sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình triển khai và hoạt động.
Khi diễn ra quá trình giao dịch
Marketing online là bộ phận đưa sản phẩm ra thị trường thông qua hoạt động Launching. Quá trình này đặt ra KPI cụ thể với đối tượng cần tiếp cận:
- Lượng khách hàng tiếp cận được với sản phẩm
- Lượng khách hàng đang trong quá trình nuôi dưỡng
- Lượng khách hàng trung thành sẽ mua lại sản phẩm
- Lượng khách hàng tiềm năng mới trong tương lai
Bộ phận Sale online trực tiếp nhận số liệu được chuyển đến từ bộ phận Marketing online. Nhiệm vụ tiếp theo là thống kê và báo cáo những số liệu sau:
- Số lượng đơn hàng đã bán trên điện thoại
- Số lượng đơn hàng đã bán qua inbox
- Số lượng đơn hàng đã bán trực tiếp tại cửa hàng
- Số lượng đơn hàng khách hàng đã mua lại trên 2 lần
Quá trình chăm sóc khách hàng sau mua
Bộ phận Sale online trực tiếp thu nhận những phản hồi từ khách hàng. Những phản hồi tích cực sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển. Đối với những phản hồi tiêu cực, cần xem xét, điều chỉnh lại ở những bước còn hạn chế. Tất cả các bộ phận của doanh nghiệp đều nhận đánh giá từ phía khách hàng và có những quyết định điều chỉnh phù hợp.
4. Vì sao lại có sự nhầm lẫn giữa Sale online và Marketing online?
Đối với bất kì mỗi doanh nghiệp, quá trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng là như nhau. Sản phẩm sau khi được sản xuất số lượng lớn tại kho chuyển qua ép doanh số cho Sales online. Sau đó bộ phận Sales online sẽ đưa ra target cho Marketing Online. Bộ phận Marketing Online sử dụng các kênh phân phối của mình để đến gần hơn với nhóm khách hàng tiềm năng.
Sau khi thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, bộ phận Marketing chuyển về cho sales. Bộ phận sales có nhiệm vụ chốt sales và biến họ thành khách hàng thực sự. Sau đó trực tiếp nhận dữ liệu, biến khách hàng hiện tại trở thành khách hàng trung thành. Cuối cùng tiếp nhận phản hồi, cải tiến sản phẩm tại phòng R&D.
Nếu như không thật sự nắm được vai trò và chức năng của 2 bộ phận thì rất dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy doanh nghiệp nên chia thành các bộ phận độc lập, tách biệt. Mặc dù trong quá trình làm việc có tác động qua lại lẫn nhau và diễn ra song song. Nhưng mỗi bộ phận có những nhiệm vụ đặc thù, mà chỉ những nhân viên có chuyên môn mới có thể làm tốt được.
Kết
Chúng tôi mong sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích thông qua bài viết này. Mỗi doanh nghiệp nên có những chiến lược phát triển phù hợp trong thời đại chuyển đổi công nghệ số. Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy bình luận phía dưới bài viết. Chuyên gia đồng hành luôn sẵn sàng giải đáp. Chúc các doanh nghiệp thành công!
Hotline: 0988050666