Lập kế hoạch kinh doanh giúp định hình đường đi, nước bước trong tương lai của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch kinh doanh là công việc không thể thiếu nếu muốn doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong bài viết này nhé.
Contents
Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh?
Đối với doanh nghiệp: Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ đánh giá được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp phát huy được thế mạnh và khắc phục những điểm còn tồn tại. Đồng thời, nắm bắt những cơ hội tốt của thị trường và chuẩn bị đề phòng những thách thức trong tương lai.
Đối với quan hệ đối tác: Kế hoạch kinh doanh là tài liệu cần thiết để các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng… Biết được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy mong muốn hợp tác kinh doanh của bên ngoài đối với doanh nghiệp.
Những điều cần chuẩn bị trước khi lập kế hoạch
Chuẩn bị tài liệu cần thiết: Bạn cần có một tệp hồ sơ có đầy đủ các thông tin như:
- Logo và bộ nhận diện thương hiệu mang đặc trưng của doanh nghiệp.
- Các tài liệu liên quan đến kế toán như: các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ…
- Các tài liệu có tính xác thực (giấy phép kinh doanh, chứng chỉ có liên quan đến doanh nghiệp)
- Tài liệu phân tích về ngành, thị trường, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
Thu thập số liệu liên quan: Các thông tin số liệu mà bạn cần có để lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp là:
- Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp (lĩnh vực hoạt động).
- Quy mô của doanh nghiệp (số lượng, nguồn vốn).
- Sứ mệnh và tầm nhìn trong tương lai của doanh nghiệp.
- Thông tin doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại, website…).
- Sơ đồ chi tiết bộ máy tổ chức doanh nghiệp.
- Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp.
- Tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp (tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan).
- Các hoạt động marketing của doanh nghiệp (kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, truyền thông…).
- Thông tin tài sản, nguồn vốn và dòng tiền ra/vào của doanh nghiệp…
Xác định người/ cơ quan lập kế hoạch kinh doanh: Người lập kế hoạch có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để việc lập kế hoạch hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.
9 thao tác lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Sau đây, cùng tìm hiểu 9 thao tác lập kế hoạch hiệu quả nhất được nhiều doanh nghiệp uy tín sử dụng.
Lên kế hoạch từ những ý tưởng
Bước đầu tiên trước khi lập kế hoạch kinh doanh là xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo. Không cần lo lắng rằng nó điên rồ hay viển vông. Điều bạn cần quan tâm là làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng đó.
Vì vậy, khi bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mình, hãy tìm một ý tưởng tiềm năng, độc đáo nhất, khác biệt nhất, điều này chiếm tới hơn 50% tỷ lệ thành công của bạn.
Thiết lập mục tiêu cần đạt được trong tương lai
Hãy liệt kê các mục tiêu mà bạn cần đạt được khi lập kế hoạch. Bởi phải vạch rõ từng đường đi, nước bước thì bạn mới có cơ hội thành công cao. Một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ có các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn khác nhau. Theo đó, doanh nghiệp sẽ từng bước tiến tới các mục tiêu trong bản kế hoạch đó.
Phân tích thị trường kinh doanh chính
Muốn vươn lên dẫn đầu, bạn cần phải nắm rõ tất cả yếu tố môi trường xung quanh. Đây là một bước cực kỳ quan trọng trong cách lập kế hoạch mà bạn nhất định phải làm. Bạn cần hiểu về thị trường mình mà doanh nghiệp nhắm tới. Hiểu tâm lý khách hàng mục tiêu của mình. Đặc biệt, hiểu đối thủ cạnh tranh và hiểu lĩnh vực kinh doanh.
Thiết lập mô hình SWOT
Thiết lập biểu đồ SWOT khi lập bản kế hoạch giúp bạn thống kê thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp bạn cần vượt qua thông qua mô hình này. Khi đã hiểu rõ vị trí của doanh nghiệp hiện tại, bạn sẽ có cách lập kế hoạch hiệu quả, đúng hướng hơn.
Thiết lập mô hình tổ chức
Khi tạo bản kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp chắc chắn không thể thiếu bước thiết lập mô hình tổ chức. Bởi để hiện thực hóa bản kế hoạch của mình, bạn cần có người cùng chung chí hướng và những nhân viên có chuyên môn khác nhau. Do vậy, việc lập kế hoạch có hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa các bộ phận sẽ tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất.
Xây dựng kế hoạch marketing
Quảng bá, truyền thông thương hiệu là điều không thể thiếu nếu muốn sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn. Vì vậy, ngay từ lúc khởi nghiệp, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh cho mảng Marketing.
Sở hữu chiến lược Marketing dài hơi và linh hoạt. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường nhanh chóng. Đây cũng là một trong những thao tác lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và phù hợp với thị trường hiện nay.
Xây dựng kế hoạch nhân sự
Sự thay đổi nhân sự là điều hiển nhiên trong một doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn phải xây dựng kế hoạch nhân sự. Theo đó, hãy lập ra một bộ phận chuyên môn để lên kế hoạch quản lý, hướng dẫn đào tạo. Cùng với đó là phát triển kỹ năng cho nhân viên mới.
Xây dựng kế hoạch tài chính
Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là trong trường hợp bạn không biết cách phân bổ hợp lý chi tiêu tài chính.
Khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần liệt kê những khoản phí thu vào, chi phí chi tiêu một cách chi tiết nhất có thể.
Hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh
Sau khi đã lập kế hoạch kinh doanh có đầy đủ các mục tiêu và chiến lược chi tiết, điều bạn cần làm tiếp theo là áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế. Đừng quên theo dõi những sự thay đổi bất thường của thị trường. Để có những cập nhật mới nhất cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.
Nguyên tắc lập kế hoạch hoàn hảo
Viết ngắn gọn và cô đọng bản kế hoạch: Nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh chắc hẳn sẽ vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin quan trọng nhất khi lập kế hoạch. Số trang của bản kế hoạch chỉ nên gói gọn từ 10 – 20 trang giấy A4.
Nhận biết đối tượng đọc bản kế hoạch của bạn: Một bản lập kế hoạch hiệu quả khi hướng đúng đối tượng đọc. Bạn sẽ biết nên chắt lọc những loại thông tin nào để đưa vào bản kế hoạch của mình.
Không đặt nặng vấn đề chuyên môn: Đa số những người đọc bản kế hoạch của bạn có thể không hiểu hết các phân tích liên quan tới chuyên môn ngành nghề. Vì thế, khi lập kế hoạch cho doanh nghiệp, bạn nên diễn giải thông tin một cách dễ hiểu và đơn nghĩa nhất.
Toàn bộ thông tin liên quan đến cách lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mà Chuyên gia đồng hành chia sẻ. Mong rằng các bạn sẽ vận dụng tốt những bí quyết này để lập được một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.