Hướng dẫn bán hàng trên shopee cho người mới bắt đầu

Cách bán hàng trên Shopee

Năm 2021, cùng với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, bán hàng trên Shopee đã không còn là khái niệm xa lạ. Với ưu thế nổi bật về lượng truy cập khủng, tệp khách hàng trẻ hay chính sách người bán tốt, Shopee trở thành cái tên được nhiều người ưu ái “chọn mặt gửi vàng”. Song song đó, việc cạnh tranh giữa các nhà bán trên Shopee cũng vô cùng khốc liệt. Vậy làm thế nào để bắt đầu bán hàng trên Shopee một cách hiệu quả? Cùng bỏ túi những bí kíp đó qua bài viết dưới đây nhé.

Contents

Cần chuẩn bị những gì khi bán hàng trên Shopee?

Có 3 điều cơ bản mà bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu bán hàng trên Shopee

Thứ nhất, đam mê kinh doanh

Thật là sai lầm nếu bạn bắt đầu bán hàng trên Shopee mà không có niềm đam mê. Quá trình kinh doanh rất vất vả và không hề đơn giản như bạn nghĩ. Bạn phải có sự kiên nhẫn theo đuổi đến cùng thì mới có cơ hội được “hái quả ngọt”

Thứ hai, kiến thức về Shopee

Đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn hạn chế những sai lầm khi bắt đầu bán hàng. Nắm bắt được quy định, các chính sách và chương trình của Shopee là những kiến thức cơ bản bạn nên có.

Thứ ba, tiền vốn

Tiền là một yếu tố không thể bàn cãi trong kinh doanh. Nếu không có tiền, việc kinh doanh của bạn sẽ khó lòng hiện thực hóa.

 Kinh nghiệm cho người mới bắt đầu bán hàng trên Shopee

 Xác định chân dung khách hàng

Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì?
Xác định chân dung khách hàng là yếu tố quan trọng khi bắt đầu kinh doanh online Shopee

Khách hàng mục tiêu là tệp khách hàng mà doanh nghiệp bạn muốn hướng tới. Họ phải có nhu cầu sử sản phẩm bạn bán và khả năng chi trả cho nó. Khách hàng mục tiêu mới là người thực sự mang lại doanh thu cho bạn. Do đó, xác định chân dung khách hàng là điều bạn cần thực hiện đầu tiên. Hiện tại, trên Shopee đang có 3 phân khúc khách hàng chính. Bao gồm là khách hàng có mức chi tiêu cao, mức chi tiêu trung bình, mức chi tiêu thấp. Nó giúp bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và tối ưu chi phí quảng cáo.

Vậy làm thế nào để xác định đúng đối tượng khách hàng của bạn là ai? Đáp án là hãy dựa trên những gì bạn có: sở thích và nhu cầu của bản thân, sự hiểu biết và các kiến thức liên quan.

ếu bạn là một bà mẹ bỉm sữa, bạn có thể chọn những khách hàng mức chi tiêu tầm trung. Họ cũng là những bà mẹ giống như bạn. Yêu cầu là những sản phẩm có chất lượng ổn và chi phí hợp lý. Hoặc không, bạn là một ông chủ của thương hiệu lớn, bạn nên tập trung vào khách hàng có mức chi tiêu cao, là những người tìm kiếm sản phẩm cao cấp và sẵn sàng chi trả. Còn nếu bạn là người mới tập bán hàng trên Shopee, lời khuyên cho bạn nên bắt đầu với khách hàng mức chi tiêu thấp, yêu cầu giá rẻ và không quá chú trọng tới mẫu mã hay chất lượng.

Xác định ngành hàng kinh doanh

Bán hàng Shopee cho người mới bắt đầu
Cần xác định ngành hàng kinh doanh mà bạn muốn hướng tới

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các nhà bán trên Shopee vô cùng khốc liệt. Hầu hết các ngành hàng đều đã có người bán. Vì vậy, việc xác định đúng ngành hàng kinh doanh là một yếu tố quan trọng. Nó chiếm tới 40 % quyết định sự thành công việc bán hàng trên Shopee của bạn. Với xuất phát điểm là một người mới, bạn nên chọn một thị trường ngách không có quá nhiều cạnh tranh để bắt đầu. Bạn nên chọn những sản phẩm được thị trường quan tâm, mức độ hiểu biết nhất định và phù hợp với nguồn vốn của bạn. Những ngành hàng đang được đánh giá cao như: mẹ và bé, đồ gia dụng, đồ decor phòng,..

Xác định nguồn hàng

Sau khi đã xác định sản phẩm kinh doanh, bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn lựa nguồn hàng phù hợp. Hiện tại bạn có thể chọn nhập hàng theo 2 hướng: Nguồn hàng nội địa và nguồn hàng nước ngoài.

Nguồn hàng nội địa

Cách đơn giản nhất chính là sử dụng Google để tìm kiếm thông tin. Có thể việc này sẽ khiến bạn lo lắng về chất lượng hàng không tốt như mong đợi hoặc giá bị “hớ” so với thị trường. Lời khuyên cho bạn là:

  •  Tham khảo ít nhất 5 nguồn hàng trở lên
  • Cố gắng đến xem hàng trực tiếp, không nên mua online đối với lần đầu nhập hàng

Nguồn hàng nước ngoài

Hiện tại, việc nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam đã không còn quá khó . Bạn có thể tham khảo sàn nước ngoài uy tín như Tmall, 1688, Taobao hoặc Amazone. Hãy dành thời gian để xem xét các chỉ số đánh giá của các nhà cung cấp như số lượt mua, đánh giá Shop trước khi quyết định nhé.

Bán hàng Shopee cho người mới bắt đầu
Có nhiều nguồn nhập hàng trong và ngoài nước cho bạn tham khảo

Xác định giá bán

Đây là một vấn đề mà có thể nhiều người mới bán hàng trên Shopee cảm thấy khó khăn. Nếu bạn bán giá quá thấp thì sẽ không đủ chi phí để tiếp tục kinh doanh. Nếu bán giá quá cao thì khách hàng sẽ không chọn bạn. Vậy làm sao để đưa ra giá bán hợp lý đây?

Hãy dựa trên chiến thuật bán hàng của bạn hoặc là biên độ lợi nhuận sản phẩm của bạn.

Chiến thuật bán hàng nghĩa là bạn chấp nhận bán giá rẻ để chiếm thị trường trong giai đoạn đầu. Sau đó, bạn sẽ bán thêm sản phẩm khác với giá cao hơn để có lợi nhuận.

Hoặc không, bạn hãy cân nhắc trên biên độ lợi nhuận sản phẩm được tính theo công thức sau:

Giá bán = giá nhập sản phẩm + 90% giá nhập sản phẩm

Ví dụ: Một sản phẩm nhập với mức giá 200.000 vnđ, bạn nên bán giá 380.000 vnđ. Đây là mức giá đảm bảo rằng sau khi trừ đi các chi phí như nhập hàng, khuyến mại, chiết khấu bán hàng, bạn vẫn có thể có lợi nhuận.

Tạo shop để bán hàng trên Shopee

Sau khi đã chuẩn bị những điều kể trên, việc tiếp theo của bạn chính là tạo một gian hàng trên Shopee. Bạn chỉ 5 phút với các bước đơn giản sau đây:

  • Truy cập Kênh người bán Shopee, chọn đăng ký tài khoản
  • Thiết lập shop của bạn. Hãy nên chọn những cái tên thật chuyên nghiệp và liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn nhé. 
  • Hoàn chỉnh việc đăng ký bằng việc thiết lập địa chỉ kho hàng của bạn

Một lưu ý là bạn nên tìm hiểu kỹ những quy định và các điều khoản của Shopee trước khi bắt đầu để tránh những phiền toái không cần thiết sau này nhé.

Đăng sản phẩm

Tối ưu hóa sản phẩm chuẩn SEO là điều quan trọng bạn nên thực hiện ngay từ bước này. Bao gồm:

  • Đặt tên sản phẩm rõ ràng, chuyên nghiệp, nêu bật được các đặc trưng liên quan đến sản phẩm
  • Hình ảnh đẹp mắt, sắc nét, chuẩn khung 500×500 pixel theo yêu cầu của Shopee
  • Mô tả nội dung sản phẩm đầy đủ và cụ thể
  • Nghiên cứu kỹ hashtag liên quan đến sản phẩm
  • Nên đăng video sản phẩm để gia tăng niềm tin của khách hàng

Kết luận

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cho người bán đầu bán hàng trên Shopee mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc mở một gian hàng trên Shopee vô cùng đơn giản. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ và nắm bắt để vận hành nó. Nếu bạn quan tâm tới những vấn đề khác trên Shopee, hãy tham khảo các bài viết khác của Chuyên gia đồng hành nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *