Tất cả các doanh nghiệp đều rất quen thuộc với việc quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội và công cụ tìm kiếm. Để chi phí quảng cáo hợp lý, hiệu quả, bạn cần biết các chỉ số marketing online. Thông qua đó, doanh nghiệp của bạn sẽ biết được các chỉ số phù hợp cho từng loại quảng cáo. Hãy cùng KBoss tìm hiểu ngay các chỉ số đó nhé!
Contents
Lưu ngay 9 chỉ số Marketing Online giúp thay đổi doanh nghiệp bạn
Các chỉ số Marketing Online được đánh giá là những chỉ số liên quan đến hiệu suất công việc. Mục đích của việc sử dụng các chỉ số này là để đánh giá hiệu quả thực tế của chiến dịch quảng cáo.
KBoss sẽ giới thiệu cho bạn các số liệu tiếp thị trực tuyến để giúp bạn cải thiện hiệu quả của chiến dịch của mình. :
Chỉ số Clicks
Chỉ số nhấp chuột là chỉ số về các nhấp chuột mà khách hàng thực hiện từ chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo của bạn.
Chỉ số Impressions
Đây là số liệu hiển thị cho khách hàng các quảng cáo hoặc từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn. Số liệu này cũng tương tự với phạm vi tiếp cận quảng cáo của khách hàng.
Chỉ số Click through rate
Click through rate được viết tắt là CTR. Đây là tỷ lệ nhấp chuột cho quảng cáo hoặc từ khóa. CTR cho bạn biết phần trăm số lần. Xem có bao nhiêu chuyển đổi trong các nhấp chuột.
Nhờ có CTR, các công ty biết phải làm gì để có được nhiều khách hàng hơn. Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành các tệp khách hàng tương tác và tạo doanh thu
Công thức:
CTR=Số lần nhấp chuột/Số lần hiển thị
Chỉ số Cost per click
Cost per click được viết tắt là CPC. Đây là chi phí mà công ty bạn phải bỏ ra cho mỗi lần nhấp chuột. Nhờ CPC, bạn biết công ty của mình đang phải trả bao nhiêu cho một lượt truy cập vào website, fanpage, landings pages, , v.v.
CPC cũng cho phép những người chạy quảng cáo tìm ra số tiền đã đầu tư cho chiến dịch là nhiều hay ít. Từ đó có những thay đổi phù hợp nhằm tối ưu hóa ngân sách để tạo ra kết quả như mong muốn.
Chỉ số Cost
Cost là tổng số tiền trong một khoảng thời gian mà bạn đã đặt cho tài khoản, chiến dịch hoặc quảng cáo của mình. Nhờ Cost, bạn biết liệu ngân sách của mình có bị vượt quá hay không. Nó cũng giúp bạn biết liệu bạn có mắc nợ với các nền tảng mà bạn đang chạy quảng cáo hay không.
Chỉ số Positioning
Đây là một chỉ số tiếp thị trực tuyến được sử dụng để xếp hạng thứ tự mà quảng cáo của bạn xuất hiện trên AdWords. Tối ưu hóa vị trí đặt quảng cáo giúp tăng lưu lượng truy cập, khả năng tiếp cận và lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp bạn cần chi ra nhiều ngân sách hơn.
Chỉ số Conversion rate (CR)
Để đánh giá chỉ số marketing online một cách toàn diện thì không thể thiếu CR. Đây là tỷ lệ của tổng lưu lượng truy cập trang web cho một mục tiêu chiến dịch. Khi tỷ lệ CR cao có nghĩa là hoạt động marketing online của bạn đang đi đúng hướng và hiệu quả, ngược lại, khi tỷ lệ CR thấp, bạn cần có sự thay đổi để không lãng phí ngân sách của mình.
Chỉ số CPA
CPA là viết tắt của Cost per action (giá cho mỗi hành động). Mỗi một tin nhắn, inbox đến, đồng nghĩa với việc bạn đang phải trả cho tin nhắn đó. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian để test A/B và xác định quảng cáo nào là quảng cáo “win”. Sau đó, bạn chi tiêu nhiều ngân sách hơn cho chiến dịch ấy. Vì vậy CPA ít đồng nghĩa với việc quảng cáo hiệu quả và nhiều khách hàng tiếp cận được sản phẩm của bạn
Chỉ số Quality score QS
QS được sử dụng để đánh giá hiệu quả của Adword. Đây được coi là thước đo mức độ liên quan của mẫu quảng cáo, từ khóa,… Nếu QS cao có nghĩa là Google đang nhìn thấy quảng cáo, từ khóa và trang đích của doanh nghiệp bạn phù hợp với khách hàng. Ngược lại, QS thấp có nghĩa là quảng cáo của bạn không tương thích với người xem. Từ đó, bạn sẽ cần sửa đổi quảng cáo của mình để phù hợp và thu hút khách hàng.
Bài viết hôm nay đã mang đến cho bạn thông tin về các chỉ số Marketing Online . Thông qua các chỉ số trên, doanh nghiệp bạn sẽ thay đổi chiến lược của mình để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu này như mong đợi, sẽ phải mất một thời gian dài để test. Nếu bạn quan tâm đến các bài viết của KBoss, hãy tiếp tục ủng hộ chúng mình trong các bài viết tiếp theo nhé!